Khó khăn và vướng mắc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

Thứ Tư, 28/09/2022

Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trong nước. Vì vậy mà nhà nước đã nghiên cứu đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp này phát triển. Vậy những khó khăn và vướng mắc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay là gì. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để rõ hơn về vấn đề trên.

KHÓ KHĂN VÀ VƯỚNG MẮC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Từ những yếu tố của nền kinh tế, xã hội trong nước chúng ta có thể chỉ ra được một số nguyên nhân cơ bản gây khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như:

1.Một là, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu.

Trong những năm qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển khá nhanh về mặt số lượng. Song chưa được chú ý về mặt chất lượng. Việc chưa chuẩn bị kỹ về chất biểu hiện là: Quy mô doanh nghiệp nhỏ, số vốn ít song khả năng huy động lại không có, công nghệ lạc hậu trình độ quản lý thấp, lao động hầu hết là lao động thủ công chưa qua đào tạo..., Nên các DN rất dễ bị tổn thương, hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường. Số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải ngừng hoạt động vẫn còn lớn.

2. Thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh.

Những năm qua lạm phát được kiềm chế và và lãi suất cho vay liên tục được điều chỉnh giảm..., Tuy nhiên cho vay để phát triển sản xuất vẫn còn cao (trên dưới 10%/năm). Đặc biệt thủ tục vẫn rất phức tạp,  nhất là những vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp, xử lý nợ xấu....,  Nên chưa đáp ứng được nguồn vốn cho các doanh nghiệp hoạt động.

- Các Quỹ bảo lãnh tín dụng (ra đời theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ) hoạt động cũng rất hạn chế. Do trở ngại ở thủ tục thẩm định, phê duyệt bảo lãnh không khác gì so với các Ngân hàng thương mại vẫn đang thẩm định khi xem xét cho vay đối với khách hàng thông thường khác.

3. Khó khăn trong tiếp cận thị trường – nhất là thị trường xuất khẩu.

Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thiếu thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu, trong đó tập trung ở 02 vấn đề:

Thiếu hiểu biết về nội dung của các Hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ đã ký với các nước và các tổ chức Quốc tế (trong đó có các Hiệp định miễn giảm thuế quan, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP).

 Biết rất ít về những thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ - nhất là những thông tin về thuế xuất, luật pháp, nhu cầu, giá cả... của nước nhập khẩu và trình tự, thủ tục,  đầu mối giải quyết những nội dung liên quan đến xuất nhập khẩu.

Do năng lực cạnh tranh, quy mô sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường còn khá thấp. Vì vậy đã gây ra rất nhiều khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp này hãy thực hiện cải tổ cũng như đề xuất các giải pháp phát triển doanh nghiệp cho chính phủ. Từ đó sẽ dễ dàng giúp doanh nghiệp từng bước phát triển vững chắc hơn trên thị trường.

 

 

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào ?