Một số giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển

Thứ Tư, 28/09/2022

Trong những năm gần đây các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp này vẫn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy dưới đây Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Bình sẽ đưa ra một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Để phát huy hết vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giúp khắc phục các khó khăn và những vướng mắc trong môi trường cạnh tranh và hội nhập như hiện nay. Các doanh nghiệp này cần quan tâm chú trọng một số giải pháp trọng tâm như sau:

1.Nhà nước tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển

Nhằm bảo đảm duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư. Nhà nước đã tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Theo đó, cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình kinh doanh tăng trưởng khác nhau. Tăng cường cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp. Thu hẹp những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất. Kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

2. Các chính sách hỗ trợ phù hợp với những yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh. Theo đó, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp này phải dựa trên những nền tảng pháp lý, các quy định của pháp luật quốc gia. Hoàn toàn tuân thủ các cam kết quốc tế trong các hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam là thành viên

Giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam dưới tác động  của đại dịch Covid-19 | Tạp chí Quản lý nhà nước

3.Tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ

Các doanh nghiệp này cần tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ trong việc lập sổ sách kế toán, khai thuế và hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng qua internet.  Nhằm giảm chi phí giao dịch, kết nối và chia sẻ thông tin tài chính với các tổ chức tín dụng để dần minh bạch hóa thông tin tài chính, để tạo lòng tin trên thị trường. Nâng cao chất lượng, trình độ quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và quản lý tài chính.

 Ngoài ra các doanh nghiệp này cần tích cực tham gia các hiệp hội doanh nghiệp để tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ, Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng. Hoàn thiện các quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn.  Tham gia vào các chuỗi cung ứng của các đối tác lớn đặc biệt là khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu.

4.Tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ các chương trình trong và ngoài nước

 Các ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ các chương trình, dự án ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước để tài trợ cho các lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ được Chính phủ, Nhà nước chú trọng phát triển. Thiết kế các sản phẩm cho vay đặc thù phù hợp với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo từng nhóm ngành nghề.  Để có các giải pháp đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách linh hoạt. Đồng thời, cải tiến, đơn giản hóa quy trình cho vay. Yêu cầu thông tin cung cấp phù hợp với thực tế và có tư vấn, hướng dẫn chi tiết để các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.

Nhiều chính sách hỗ trợ cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa

5.Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn

Cần thực hiện các biện pháp khuyến khích sự phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, cũng như các quỹ đầu tư, giảm sự lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong đó, cần tập trung thúc đẩy sự phát triển dịch vụ định mức tín nhiệm. Nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, nâng cao tính công khai minh bạch. thúc đẩy huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

6. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế thông qua ban hành chế độ quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng thanh tra/kiểm tra về thuế. Tiếp tục sửa đổi quy định về hồ sơ hoàn thuế, phần mềm hỗ trợ công tác tự động xây dựng báo cáo hồ sơ hoàn thuế; nộp hồ sơ hoàn thuế qua mạng; xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý công tác hoàn thuế và thực hiện công khai để người được hoàn thuế biết được thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ hoàn thuế; Triển khai đồng bộ, rộng khắp ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, thanh toán tiền thuế qua di động, thanh toán qua internet.Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo việc triển khai đầy đủ hệ thống thông quan điện tử…

Trên đây là 6 yếu tố cơ bản giúp thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Nếu các bạn vẫn thắc mắc hay muốn tư vấn về các giải pháp đầu tư phát triển doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp,

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào ?