Những quy định chung về xúc tiến thương mại

Thứ Hai, 05/09/2022

Những quy định chung về xúc tiến thương mại

Sau khi hiểu rõ về khái niệm và các hoạt động xúc tiến thương mại thì chúng ta cần tìm hiểu rõ về những quy định về xúc tiến thương mại. Bởi tất cả các chủ thể kinh doanh, các doanh nghiệp lớn nhỏ đều phải tuân thủ theo các quy định chung. Dưới đây là những quy định chung về xúc tiến thương mại mà các chủ thể kinh doanh phải biết để nắm rõ.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Hoạt động này có thể do các thương nhân, doanh nhân, hợp tác xã cung cấp sản phẩm dịch vụ tự tiến hành để quảng bá, giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ của mình. Và cũng có thể được tiến hành bởi các thương nhân chuyên kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại. Ngoài ra xúc tiến thương mại còn có thể là hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Xúc tiến thương mại là hoạt động bổ trợ, được thực hiện không phải để trực tiếp tiêu thụ hàng hoá dịch vụ. Hoạt động này góp phần làm cho hành vi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại diễn ra thuận lợi hơn. Xúc tiến thương mại là hành vi hướng tới sự tiêu dùng của xã hội.

Theo Luật thương mại năm 1997 trước kia và luật thương mại năm 2005 hiện nay quy định các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại.

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định của Chính phủ số 95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 thì Bộ công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại. Phạm vi chức năng quản lí nhà nước của Bộ công thương liên quan đến kinh tế đối ngoại có các lĩnh vực: hội nhập kinh tế quốc tế; xuất, nhập khẩu, thương.

Cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: tuyên truyền, giới thiệu, khuếch trương hàng hoá dịch vụ, tổ chức việc bán hàng có giảm giá, phát quà tặng... Các hoạt động này được gọi là xúc tiến thương mại và là một quá trình tất yếu mà doanh nghiệp tiến hành để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Quá trình này do thương nhân tự tổ chức thực hiện hoặc thông qua dịch vụ xúc tiến thương mại do thương nhân khác cung ứng.

ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Để đảm bảo các hoạt động xúc tiến diễn ra thuận lợi. Thì tất cả các chủ thể kinh doanh, các doanh nghiệp,... cần phải hiểu rõ về các đặc điểm pháp lý của hoạt động xúc tiến. Bởi tất cả các hoạt động diễn ra cần đảm bảo an toàn Hoạt động xúc tiến thương mại có những đặc điểm pháp lý chủ yếu như sau:

+ Về tính chất: Xúc tiến thương mại là một loại hoạt động thương mại. Đặc điểm này cho phép khẳng định, xúc tiến thương mại (cũng như các hoạt động thương mại khác) là hoạt động nhằm mục đích sinh lời và thường do thương nhân thực hiện. Tuy nhiên, khác biệt với các loại hoạt động thương mại khác, xúc tiến thương mại có ý nghĩa hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay các hoạt động thương mại có mục đích sinh lời khác, tạo cơ hội khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động này thực hiện với hiệu quả cao nhất.

+ Về chủ thể: Do xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, nên chủ thể thực hiện nó chủ yếu là thương nhân (người bán hàng, người cung ứng dịch vụ hoặc là người kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại), bởi trong kinh doanh, việc thương nhân thực hiện các hành động tự tạo cơ hội cho minh để cạnh tranh thành công là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, do đặc thù của các hình thức xúc tiến thương mại, có những tổ chức, cá nhân (không phải là thương nhân) cũng tham gia vào hoạt động này với những vai trò nhất định như người phát hành quảng cáo (ví dụ: cơ quan báo chí trong quan hệ phát hành sản phẩm quảng cáo) hay người cho thuê phương tiện quảng cáo... Họ trở thành chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân và là “các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại”, chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.

+ Về mục đích: Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư và thông qua đó, nhằm đáp ứng mục đích lợi nhuận của thương nhân, về mặt lý luận, hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và hoạt động đầu tư mang bản chất khác nhau nhưng các biện pháp, cách thức để xúc tiến quá trình đó có rất nhiều nét tương đồng. Trong mọi trường hợp, các biện pháp thông tin, quảng cáo, triển lãm... nhằm giới thiệu, khuếch trương cho thương nhân , và hoạt động thương mại của họ đều mang lại hiệu quả phát triển thương mại, bao gồm cả đầu tư.

+ Về cách thức xúc tiến thương mại: Do có đối tượng áp dụng luật thương mại chủ yếu là thương nhân nên pháp luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành, bao gồm việc thương nhân tự mình xúc tiến thương mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện dịch vụ xúc tiến thương mại cho mình, với các hoạt động cụ thể: khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Trên đây là những quy định chung về các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm tất cả các đặc điểm về pháp lý. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về những vấn đề pháp lý hay chưa hiểu rõ về những quy định về hoạt động xúc tiến. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào ?