Thách thức đối với các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam

Thứ Sáu, 30/09/2022

 THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế  thế giới khi các hiệp định thương mại tự do ngày càng phát huy hiệu quả cao. Nhưng đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Dưới đây là chi tiết những thách thức mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp phải. 

  1. Thách thức  trong việc tiếp cận nguồn vốn

Hầu hết các doanh nghiệp kinh tế tư nhân đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên các doanh nghiệp này đã được tiếp cận với nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển nhưng số vốn đó cũng rất ít so với tổng số vốn của quỹ. Do các thủ tục và điều kiện cho vay còn quá chặt chẽ, các thủ tục pháp lý về điều kiện cho vay của Quỹ còn bất bình đẳng giữa khu vực và nhà nước.

  1. Thách thức  trong môi trường pháp lý 

Môi trường pháp lý đối  với các doanh nghiệp tư nhân hầu hết chưa được hoàn thiện. Nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, không nhất quán, phức tạp và chồng chéo nhau. Điều kiện thủ tục hành chính, thủ tục tiếp cận đất đai, thị trường tín dụng, cơ hội đầu tư vẫn còn khá rườm rà. Nó cản trở doanh nghiệp tư nhân phát triển. 

Hiệu quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế tư nhân chưa cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực.

  1. Thiếu hụt mặt bằng để sản xuất kinh doanh

Khó khăn trong việc tiếp cận với đất đai cũng là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp này. Trong khi đất đai lại là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu của quá trình sản xuất. Do không tiếp cận được những ưu đãi về luật đất đai. Mà các doanh nghiệp tư nhân không thể mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh. Từ đó khiến các doanh nghiệp này bị kìm hãm phát triển so với ngành, thị trường và khu vực.

  1. Thách thức của  môi trường kinh doanh 

Hiện nay, môi trường kinh doanh còn thiếu lành mạnh, cạnh tranh thiếu bình đẳng. Tồn tại nhiều hoạt động gian lận thương mại cũng như tiêu cực do bộ máy quản lý yếu kém gây ra đã đẩy khu vực tư nhân vào tình thế bất lợi. Ngoài ra, cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân còn thiếu đồng bộ và chưa nhất quán, quy định còn phức tạp và chồng chéo gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh.

VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Mức độ đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục trong những năm gần đây. Vì vậy các doanh nghiệp tư nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trong nước.

  1. Tạo việc làm cho lao động tự do, tay nghề thấp

Các doanh nghiệp này phát triển tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động và còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp tư nhân cũng rất đa dạng, phong phú cả về chất lượng cũng như số lượng từ lao động thủ công đến lao động chất lượng cao ở tất cả mọi vùng, miền của đất nước, ở tất cả mọi tầng lớp dân cư

  1. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

Doanh nghiệp tư nhân phải tự thân về mọi mặt nên để tồn tại và phát triển họ phải luôn chủ động đổi mới và lựa chọn công nghệ thích hợp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường… Từ đó góp phần chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý, đồng thời góp phần thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển và hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới.

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp rất nhiều những thách thức trong công cuộc phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra được các chính sách hỗ trợ và giải pháp tháo gỡ vướng mắc là rất cần thiết. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tư nhân phát triển và nền kinh tế chính trị trong nước sẽ ngày càng vững mạnh hơn.

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào ?