Đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Cố đô Hoa Lư chuẩn bị vào giai đoạn 4
UBND tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị nghe báo cáo phương án tổng thể về đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồ án được thực hiện qua 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Định hướng tầm nhìn và ý tưởng quy hoạch/ Báo cáo xin ý kiến các Sở, ngành, địa phương có liên quan.
Giai đoạn 2: Định hướng chiến lược và phát triển không gian/ Báo cáo xin ý kiến các Sở, ngành, địa phương có liên quan.
Giai đoạn 3: Phát triển (nội dung) quy hoạch/ Báo cáo tham vấn chuyên gia, các tổ chức, và cộng đồng dân cư nơi có di tích.
Giai đoạn 4: Thiết lập hồ sơ trình thẩm định/ Báo cáo xin ý kiến và thông qua các cấp có thẩm quyền tỉnh Ninh Bình.
Giai đoạn 5: Thiết lập hồ sơ trình duyệt/ Báo cáo xin ý kiến các Bộ, Ngành; Trình Hội đồng thẩm định; Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Giai đoạn 6: Hoàn thiện hồ sơ cuối cùng theo quyết định phê duyệt/ Hoàn thiện, giao nộp hồ sơ cuối cùng theo quyết định phê duyệt; Báo cáo công bố quy hoạch.
Hội nghị nghe báo cáo phương án tổng thể về đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư. Ảnh Cổng thông tin điện tử Ninh Bình |
Hiện nay, đồ án đang được triển khai đến giai đoạn 3. Sau hội nghị, đồ án sẽ được triển lãm trưng bày, lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định tại điều 6, Nghị định 166 năm 2018 của Chính phủ, là tiền đề để bước vào giai đoạn 4 - thiết lập hồ sơ trình thẩm định, báo cáo xin ý kiến và thông qua các cấp có thẩm quyền của tỉnh.
Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, đóng góp ý kiến vào nội dung phương án, ý tưởng Quy hoạch. Đánh giá phương án Quy hoạch đã được đơn vị tư vấn xây dựng đảm bảo chất lượng, có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch, đồng thời bám sát nội dung tại Quyết định số 56/QĐ-TTg ngày 7/2/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Các chuyên gia cũng nêu rõ: Trong nội dung Quy hoạch cần quan tâm đến những giá trị đặc sắc của Cố đô Hoa Lư, nhất là những di sản văn hóa phi vật thể; định hình rõ chức năng của Cố đô Hoa Lư trong mối liên kết với kinh đô Thăng Long và Cố đô Huế, từ đó xác định quan điểm, phương hướng phục dựng; cần nhấn mạnh làm nổi bật thêm vị trí, vai trò của Cố đô Hoa Lư cũng như mục tiêu trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ; việc lập quy hoạch cần tập trung vào các yếu tố gốc cần được bảo tồn là cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, vai trò hạt nhân của con người trong ý tưởng quy hoạch.
Toàn cảnh khu di tích cố đô Hoa Lư
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đánh giá cao ý tưởng quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư do đơn vị tư vấn trình bày, đã khẳng định được giá trị đặc biệt của Cố đô và hướng đến tầm nhìn lâu dài là phát triển kinh tế di sản.
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tiếp thu ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy và tham vấn của các chuyên gia, nhà khoa học để cùng với đơn vị tư vấn hoàn thiện phương án quy hoạch, bám sát vào Quyết định 56, năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và thực tế phát triển của tỉnh, đảm bảo phương án quy hoạch Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư phải hài hòa, phù hợp với các quy hoạch khác của tỉnh Ninh Bình trước đó.
Để phương án Quy hoạch có tính khả thi cao, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đề nghị đơn vị tư vấn quan tâm đến quy mô lập quy hoạch, những di tích có liên quan trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của Cố đô Hoa Lư. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương hoàn chỉnh phương án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong thời gian tới và sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 7/2/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 56/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là Không gian hình thành, phát triển Cố đô lịch sử; không gian cảnh quan, các địa danh, địa điểm, địa giới tự nhiên có quan hệ mật thiết trong quá trình hình thành Nhà nước Đại Cồ Việt và Cố đô Hoa Lư, bao gồm: khu vực Kinh thành, Hoàng thành, khu vực đồn trú, phủ đệ, lăng mộ, đình đền, chùa thuộc địa bàn các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh và thành phố Ninh Bình. Trong đó tập trung vào khu vực trung tâm Cố đô Hoa Lư và phụ cận.
Nguồn: baodautu.vn
-
Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp doanh nghiệp định kỳ tháng 9
Thứ Năm, 26/09/2024
-
Đại hội Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình lần thứ V
Thứ Hai, 09/09/2024
-
Ninh Bình tăng cường đào tạo nhân lực tay nghề cao
Thứ Tư, 28/08/2024
-
Sau sáp nhập, Ninh Bình có "Đô thị di sản thiên niên kỷ" rộng gấp 3 lần hiện tại
Thứ Hai, 19/08/2024
-
Lãnh đạo tỉnh làm việc với Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu
Thứ Bảy, 17/08/2024
-
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Hội thảo kinh doanh "Lãnh đạo tinh thần - Quản trị doanh nghiệp"
Thứ Bảy, 10/08/2024
-
Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024
Thứ Sáu, 02/08/2024
-
UBND tỉnh gặp gỡ định kỳ tháng 7 xem xét đề xuất, kiến nghị của một số doanh nghiệp, hợp tác xã
Thứ Sáu, 26/07/2024
-
DDCI-"Chìa khóa" nâng cao năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương
Thứ Tư, 10/07/2024
-
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
Thứ Ba, 18/06/2024
Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào ?