PGS.TS. Đoàn Minh Huấn điều hành phiên trao đổi thảo luận bàn tròn
Tiếp tục chương trình hội thảo khoa học "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương", PGS.TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy điều hành phiên trao đổi, thảo luận bàn tròn.
Các đại biểu dự phiên thảo luận, trao đổi bàn tròn. Ảnh: Trường Giang
Tại phiên thảo luận này, các đại biểu tập trung trao đổi về 2 nhóm vấn đề chính. Thứ nhất là gợi mở về các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy các giá trị bản sắc gắn với xây dựng thương hiệu địa phương. Thứ hai là phân tích làm rõ thêm các giải pháp để phát huy các giá trị bản sắc địa phương và xây dựng thương hiệu địa phương.
Ông Lê Bộ Lĩnh, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và môi trường của Quốc hội trao đổi tại phiên thảo luận. Ảnh: Anh Tuấn
Trong đó, làm rõ, định vị tọa độ phát triển tỉnh Ninh Bình trong quy hoạch địa phương với những yếu tố có tính thời đại; luận giải về việc Ninh Bình cần có chính sách đặc thù, vượt trội bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc, tiềm năng của tỉnh Ninh Bình; các giải pháp mang tính đột phá để Ninh Bình phát huy nguồn lực văn hóa cho phát triển bền vững địa phương; phân tích làm rõ thêm việc phân cấp giữa trung ương và Ninh Bình trong bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc của địa phương để tỉnh chủ động hơn trong công tác điều hành và phát triển kinh tế. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong việc bảo tồn phát huy các giá trị, bản sắc nổi bật của Ninh Bình, từ đó xây dựng đô thị di sản thông minh; chiến lược marketing, truyền thông và một số khuyến nghị để cải thiện môi trường đầu tư...
PGS,TS Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn
Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường trao đổi tại phiên thảo luận. Ảnh: Anh Tuấn
Tổng kết các nội dung trao đổi thảo luận, PGS.TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đánh giá cao ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, học giả, doanh nghiệp.
Đồng chí nhấn mạnh: Qua phiên thảo luận đã làm rõ thêm được một số khía cạnh rất quan trọng, thứ nhất, Ninh Bình xây dựng thương hiệu địa phương không phải là câu chuyện của riêng địa phương mà là câu chuyện của sứ mệnh quốc gia. Ninh Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành phố Ninh Bình hợp nhất huyện Hoa Lư và khu vực Hoa Lư, Quần thể danh thắng Tràng An sẽ là vùng lõi đô thị với tư cách đô thị di sản. Mục tiêu đề ra là xây dựng Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch quốc gia mang giá trị toàn cầu, đây là thách thức lớn đòi hỏi trách nhiệm rất cao của địa phương.
Thứ hai, qua phiên thảo luận đã làm sáng tỏ hơn những giá trị hợp trội, tính trội để định dạng bản sắc của Ninh Bình. Từ đó, cho phép xây dựng được biểu tượng, slogan để góp phần định dạng thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương và quan trọng hơn là biến tiềm năng thành động năng, làm cho các tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành nguồn lực hóa, vốn hóa trên thị trường.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn tổng kết nội dung trao đổi tại phiên thảo luận. Ảnh: Anh Tuấn
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Các ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, các doanh nghiệp rất sâu sắc, tập trung phân tích về giá trị lịch sử, văn hóa, thiên nhiên. Một trong những giá trị quan trọng nhất của Ninh Bình là gần với các đô thị lớn, còn nhiều dư địa để phát triển và đặc biệt Ninh Bình là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu di sản kép, đây là những điều kiện quan trọng để Ninh Bình phát triển du lịch.
Ninh Bình đã thành công khi thực hiện mô hình quản lý du lịch thông qua việc kết hợp giữa Nhà nước, chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội và người dân trên cơ sở cơ chế hành chính, cơ chế thị trường và cơ chế cộng đồng. Điều này cần phải được tiếp tục nghiên cứu, phát huy để tận dụng tốt hơn nữa các nguồn lực mà Ninh Bình đang sở hữu.
Các thảo luận cũng làm rõ hơn thế nào là thương hiệu địa phương. Tạm thời có thể hiểu thương hiệu địa phương là thương hiệu hướng tới các giá trị công nhưng tối đa hóa giá trị công thông qua các công cụ, nguyên tắc thị trường và đồng thời tối đa hóa các giá trị tư thông qua văn hóa doanh nghiệp. Kết hợp hai yếu tố này thì mới hình thành nên thương hiệu địa phương.
Thương hiệu địa phương không phải phép cộng giản đơn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà cần phải có công cụ nhận diện đo lường đánh giá, lượng giá, phải xây dựng hình ảnh, biểu tượng, có slogan, có sản phẩm cụ thể, có các thiết chế thông qua đó làm nổi bật khác biệt so với các địa phương khác.
Nguyễn Thơm - Nguyễn Lựu
Nguồn: baoninhbinh.org.vn
-
Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp doanh nghiệp định kỳ tháng 9
Thứ Năm, 26/09/2024
-
Đại hội Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình lần thứ V
Thứ Hai, 09/09/2024
-
Ninh Bình tăng cường đào tạo nhân lực tay nghề cao
Thứ Tư, 28/08/2024
-
Sau sáp nhập, Ninh Bình có "Đô thị di sản thiên niên kỷ" rộng gấp 3 lần hiện tại
Thứ Hai, 19/08/2024
-
Lãnh đạo tỉnh làm việc với Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu
Thứ Bảy, 17/08/2024
-
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Hội thảo kinh doanh "Lãnh đạo tinh thần - Quản trị doanh nghiệp"
Thứ Bảy, 10/08/2024
-
Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024
Thứ Sáu, 02/08/2024
-
UBND tỉnh gặp gỡ định kỳ tháng 7 xem xét đề xuất, kiến nghị của một số doanh nghiệp, hợp tác xã
Thứ Sáu, 26/07/2024
-
DDCI-"Chìa khóa" nâng cao năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương
Thứ Tư, 10/07/2024
-
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
Thứ Ba, 18/06/2024
Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào ?